Chè trôi nước – món ăn truyền thống mà ai cũng yêu thích! Hương vị ngọt ngào, mềm dẻo của những viên bánh trôi quyện cùng nước cốt dừa béo ngậy đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Đặc biệt vào những dịp lễ Tết, chè trôi nước càng trở nên đặc biệt hơn. Hôm nay, chúng ta cùng khám phá cách nấu chè trôi nước mới lạ nhé!
Nguyên liệu nấu chè trôi nước
Cách nấu chè trôi nước khá đơn giản. Trước hết các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Nhân bánh: 150g đậu xanh cà vỏ, ngâm mềm.
- Vỏ bánh: 400g bột nếp, 3 muỗng cà phê bột gạo, 1 muỗng canh bột năng, 1/2 củ khoai lang trắng (tán nhuyễn).
- Nước đường: 375g đường thốt nốt, 70g gừng cắt sợi.
- Nước cốt dừa: 450ml nước cốt dừa, 2 muỗng canh đường, 1 ít muối, 1 ống vani.
- Topping: 70g dừa sợi, hành phi, mè rang, đậu phộng giã dập.
Cách chọn khoai lang trắng ngon
Để chọn mua khoai lang trắng tươi ngon, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Khoai lang trắng có vỏ màu trắng hơi ngà, gần giống vỏ củ sắn, khác biệt với các loại khoai lang có vỏ đỏ tía hay tím nhạt thông thường. Khi chọn, hãy ưu tiên những củ có vẻ ngoài lành lặn, không bị nứt hay sứt mẻ. Cầm lên cảm giác cứng và nặng tay, không bị dập nát. Ngoài ra, bạn nên chọn những củ có kích thước vừa phải, tránh mua củ quá to vì chúng thường có nhiều xơ, không ngon khi ăn. Đặc biệt, nếu thấy khoai có dấu hiệu bị rổ hoặc xuất hiện màu đen, đừng nên mua vì đó là khoai đã hỏng, khi nấu sẽ có vị đắng, không ăn được.
Cách nấu chè trôi nước không bị cứng
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách nấu chè trôi nước khoai dẻo thơm ngon, mềm dẻo. Mời bạn đọc tham khảo:
Bước 1: Vo sạch và ngâm đậu xanh
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 150gr đậu xanh cà vỏ. Đậu xanh sau khi mua về, bạn đem vo sạch với nước nhiều lần để loại bỏ hết các bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, chuẩn bị một lít nước ấm, thêm vào 1 muỗng cà phê muối, khuấy đều cho muối tan hoàn toàn. Tiếp theo, cho đậu xanh vào ngâm trong khoảng 1 tiếng. Việc ngâm đậu xanh với nước muối sẽ giúp đậu nở đều và có hương vị đậm đà hơn khi chế biến.
Bước 2: Hấp và tán nhuyễn đậu xanh, khoai lang
Sau khi đậu xanh đã được ngâm đủ thời gian, bạn chắt bỏ nước ngâm. Tiếp theo, gọt vỏ 1/2 củ khoai lang trắng, cắt làm đôi để khi hấp khoai lang sẽ mau chín hơn. Đậu xanh và khoai lang sau đó được cho vào xửng hấp trong khoảng 30 phút cho đến khi cả hai đều chín mềm. Khi đậu xanh và khoai lang đã chín, bạn lấy ra, tách riêng ra 2 tô và dùng vá hoặc muỗng để tán nhuyễn cả hai. Đậu xanh và khoai lang tán nhuyễn sẽ giúp bánh có độ mịn và ngon hơn.
Bước 3: Trộn bột bánh
Sau khi đã tán nhuyễn khoai lang trắng, bạn cho khoai vào 400gr bột nếp. Tiếp theo, thêm vào 360ml nước ấm cùng 1/4 muỗng cà phê muối. Dùng tay hoặc đũa khuấy đều hỗn hợp để bột nếp và khoai lang hòa quyện vào nhau. Nước ấm sẽ giúp bột nếp dễ dàng thấm đều và làm cho bột bánh dẻo hơn.
Bước 4: Nhồi và ủ bột
Sau khi trộn đều bột, bạn dùng tay nhồi phần bột bánh trong khoảng 20 phút. Nhồi bột cho đến khi thấy khối bột trở nên dẻo, có độ đàn hồi khi kéo ra, nhưng vẫn mềm mại và không bị bở, dễ đứt là được. Sau khi nhồi xong, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khối bột lại và để bột nghỉ trong khoảng 3 – 4 tiếng. Việc ủ bột sẽ giúp bột nở đều và tạo độ dẻo cho bánh khi nấu.
Bước 5: Sên nhân đậu xanh với dừa sợi
Chuẩn bị một nồi, cho vào 320ml nước cốt dừa, 125ml nước lọc, 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh bột năng và 3 muỗng cà phê bột gạo. Khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn vào nhau. Đặt nồi lên bếp, đun với lửa nhỏ, khuấy liên tục đến khi nước cốt dừa sánh lại.
Sau đó, thêm vào 1gr (1 ống) vani, khuấy đều cho vani tan hoàn toàn trong hỗn hợp. Đối với 80ml nước cốt dừa còn lại, bạn dùng để sên nhân đậu xanh. Cho đậu xanh đã tán nhuyễn vào chảo, thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường và 80ml nước cốt dừa.
Sên đậu xanh trên lửa nhỏ đến khi nhân hơi ráo. Thêm 70gr dừa sợi vào, trộn đều cho hỗn hợp kết dính thành một khối đồng nhất, cuối cùng thêm 2 muỗng canh hành phi, trộn đều nữa là xong.
Bước 6: Bọc nhân đậu xanh
Sau khi nhân đậu xanh đã sên xong, bạn nặn nhân thành những viên tròn, mỗi viên nhân khoảng 20gr. Tương tự, nặn phần bột bánh thành những viên tròn khoảng 30gr. Dùng ngón tay cái nhấn mạnh xuống giữa viên bột để tạo thành một lỗ tròn vừa đủ, sau đó đặt viên nhân đậu xanh vào giữa và se tròn bột để phần vỏ bột ôm sát và bọc kín nhân đậu xanh. Phần bột bánh còn thừa, bạn có thể vo thành những viên tròn nhỏ như trân châu.
Bước 7: Nấu chè với nước đường gừng
Chuẩn bị một nồi, cho vào 1 lít nước lọc, thêm 375gr đường thốt nốt và 1 muỗng cà phê muối. Khuấy đều cho đường và muối tan hoàn toàn, sau đó nêm nếm lại cho độ ngọt vừa ăn. Tiếp theo, cho vào 70gr gừng cắt sợi, đun sôi hỗn hợp. Khi nước đường gừng đã sôi, cho những viên chè đã nặn vào nồi, đun với lửa vừa trong khoảng 15 phút. Khi những viên chè chín và nổi lên mặt nước, vỏ bánh căng và hơi trong thì tắt bếp. Lúc này, bạn múc chè ra chén, thêm vào một ít nước cốt dừa, mè rang và đậu phộng rang là có thể thưởng thức. Chè trôi nước sẽ có vị ngọt thanh của đường, vị béo của nước cốt dừa và hương thơm đặc trưng của gừng, mang đến một món chè hấp dẫn và ngon miệng.
Thành phẩm
Chè trôi nước làm thỏa mãn các giác quan của bạn với những viên chè tròn căng, mịn màng, hấp dẫn và mùi thơm nồng nàn của gừng ấm lan tỏa khắp gian bếp. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ bánh bên ngoài mềm dẻo, mịn màng, ôm trọn lấy nhân đậu xanh thơm béo, có vị ngọt vừa đủ, không quá gắt. Món chè trôi nước với cách nấu này không chỉ giữ được độ dẻo mềm, mà còn làm cho các viên chè trở nên ngon miệng hơn ngay cả khi để lâu.
Kết luận
Trên đây là cách nấu chè trôi nước khoai lang ngon mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay vào bếp để tự tay làm món chè hấp dẫn này, cùng thưởng thức với gia đình và người thân yêu! Hãy thử làm món chè này để chiêu đãi gia đình bạn, chắc chắn mọi người sẽ rất thích thú và khen ngợi tài nấu nướng của bạn!
Xem thêm: