Chè dưỡng nhan hiện đang là món dược thiện được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Không chỉ giúp giải nhiệt trong những ngày nóng, chè dưỡng nhan còn là một lựa chọn tuyệt vời để dưỡng da và duy trì vẻ đẹp thanh xuân. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách nấu chè dưỡng nhan bổ dưỡng, đơn giản ngay tại nhà.
Nguồn gốc chè dưỡng nhan
Trước khi đi tìm hiểu cách nấu chè dưỡng nhan thơm ngon tại nhà thì các bạn hãy cùng mình tìm hiểu qua về món ăn này nhé! Chè dưỡng nhan có nguồn gốc từ hậu cung của các vị Hoàng đế Trung Quốc. Được xem như một món dược thiện, chè dưỡng nhan có tác dụng giảm căng thẳng và thanh nhiệt cơ thể. Hiện nay, chè dưỡng nhan còn kết hợp với các loại dược liệu quý như Tuyết yến, Kỳ tử, Táo đỏ, Long nhãn để bồi bổ cơ thể cho những ai bị suy nhược.
Nguyên liệu làm chè dưỡng nhan
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều set nguyên liệu làm chè dưỡng nhan với đa dạng các công thức. Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể sử dụng công thức pha chế mùi vị, khiến người dùng khó nhận biết lại mùi vị xưa. Một số nguyên liệu chính làm chè bao gồm: Tuyết yến 10gr, nhựa đào, bồ mễ, nấm tuyết, long nhãn, táo đỏ 100gr, hạt chia 10gr, kỷ tử 5gr, đường phèn 100gr, đông trùng hạ thảo và lá dứa.
Cách nấu chè dưỡng nhan
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn cần ngâm riêng từng loại Tuyết yến và nhựa đào trong nước khoảng 8-10 tiếng đến khi chúng nở ra. Sau đó rửa sạch để loại bỏ tạp chất.
- Tiếp theo, ngâm bồ mễ và nấm tuyết trong nước khoảng 3-4 tiếng. Đối với long nhãn, lá dứa, táo đỏ và kỷ tử, sau khi rửa sạch bạn cần chẻ đôi chúng ra để tạo vị ngọt cho chè.
- Hạt chia và kỷ tử cần được ngâm trong nước trong khoảng 5-7 phút trước khi sử dụng.
Bước 2: Nấu chè
- Đầu tiên, cho 700ml -1000ml nước vào nồi và đun sôi. Tiếp theo, thêm hạt sen và lá dứa vào nồi đun trong khoảng 20 phút, duy trì lửa vừa. Khi hạt sen đã chín, bạn vớt chúng ngâm với nước lạnh, còn lá dứa thì cần được bỏ xác trước khi sử dụng.
- Sau khi hạt sen đã chín và lá dứa đã bỏ xác, bạn thêm nhựa đào vào nồi và nấu thêm 10 phút.
- Tiếp tục thả các loại táo đỏ, kỷ tử, long nhãn, tuyết yến và đông trùng vào nồi, đun thêm 10 phút nữa. Thêm nấm tuyết và hạt chia vào nồi, đun tiếp 5 phút nữa.
- Khi các nguyên liệu đã chín và hòa quyện với nhau, bạn thêm đường phèn vào nồi và khuấy đều cho đường tan hết. Sau đó, nêm nếm vị ngọt vừa miệng và tắt bếp.
Cách nấu chè dưỡng nhan không khó như mọi người đã nghĩ. Giờ thì chè dưỡng nhan đã sẵn sàng để thưởng thức. Chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng!
Hướng dẫn bảo quản chè dưỡng nhan
Chè dưỡng nhan ngon nhất khi mới nấu xong. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có khẩu vị riêng nên sau khi nấu xong bạn có thể để chè nguội và thêm đá tùy theo sở thích.
Nếu không ăn hết, bạn có thể để trong tủ lạnh từ 2-4 ngày. Tuy nhiên, không nên để chè trong tủ lạnh quá lâu vì sau một thời gian, chất lượng và hương vị của chè sẽ không còn như trước được nữa. Nên thưởng thức ngay sau khi nấu xong để trải nghiệm hương vị tinh khiết và bổ dưỡng từ món ăn.
Kết luận
Cách nấu chè dưỡng nhan mà chúng tôi vừa chia sẻ rất dễ thực hiện phải không? Một ly chè mát lạnh, vừa giải nhiệt vừa bổ dưỡng là lựa chọn tuyệt vời trong những ngày nắng nóng. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Xem thêm: