Hướng dẫn cách nấu chân giò hầm thuốc bắc, ngon bổ dưỡng

Thảo Ngọc

Với nguyên liệu dễ chuẩn bị và cách chế biến không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự tay nấu món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon cho gia đình mình thưởng thức. Hãy cùng vào bếp và học cách nấu chân giò hầm thuốc bắc ngay hôm nay nhé!

Chân giò hầm thuốc bắc – Món ngon bổ dưỡng cho mọi nhà

Không phải tự nhiên mà mọi người lại học cách nấu chân giò hầm thuốc bắc nhiều đến vậy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g chân giò heo chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như sau:

  • Calo: 154 calo
  • Chất béo: 6.1g
  • Cholesterol: 77mg
  • Natri: 62mg
  • Vitamin D: 7% DV
  • Canxi: 7mg
  • Sắt: 1mg

Chân giò hầm thuốc bắc

Ngoài ra:

  • Chân giò heo còn chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể.
  • Hàm lượng collagen trong chân giò được xem là thành phần tốt cho da, giúp duy trì độ đàn hồi và giúp vết thương nhanh chóng bình phục.

Với giá trị dinh dưỡng cao, chân giò hầm thuốc bắc là món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là:

  • Người già, người mới ốm dậy và người cần bồi bổ sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh.
  • Trẻ con đang trong giai đoạn phát triển.

Nguyên liệu làm chân giò thuốc bắc

  • Chân giò: 1 cái (khoảng 1 kg). Chọn phần chân giò có phần da dày, nhiều thịt, ít mỡ để món ăn được ngon hơn.
  • Thuốc bắc: 2 phần (khoảng 100g). Bạn có thể mua sẵn gói thuốc bắc hầm chân giò hoặc tự tay chọn mua các vị thuốc bắc theo sở thích. Một số vị thuốc bắc thường dùng để hầm chân giò bao gồm: hoài sơn, kỷ tử, táo đỏ, thục địa, đẳng sâm, sâm bổ chính, nhục quế, trần bì…
  • Nấm đông cô: 100g. Nên chọn nấm đông cô tươi, có màu nâu sẫm, nấm dày và to đều.
  • Hạt sen: 100g (hoặc củ sen tùy sở thích). Hạt sen có tác dụng giúp an thần, dễ ngủ, tốt cho tim mạch. Củ sen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Dừa: 1 trái. 
  • Hành ngò băm: 1 muỗng canh.
  • Gia vị: đường phèn, muối, hạt nêm và hạt tiêu.

Cách nấu chân giò hầm thuốc Bắc tại nhà

Cách nấu chân giò hầm thuốc Bắc thơm ngon, bổ dưỡng được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây:

Bước 1: Sơ chế chân giò

  • Rửa sạch chân giò, đặc biệt là phần móng. Nếu có thể, nướng qua phần móng để loại bỏ mùi hôi.
  • Chặt phần móng thành các miếng vừa ăn, để nguyên phần bắp thịt.
  • Chần qua nước sôi khoảng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Bạn ướp chân giò với hạt nêm, mắm và một ít dầu ăn, để khoảng 15 – 20 phút để thấm gia vị.

Rửa sạch chân giò

Bước 2: Chuẩn bị các loại rau củ và thuốc bắc

  • Gọt cà rốt, rửa sạch và thái thành các khúc đoạn vừa ăn.
  • Ngâm nấm cho nở, sau đó cắt chân và rửa sạch.
  • Rửa sạch thuốc bắc với nước để loại bỏ bụi bẩn và ráo nước.

Ngâm nấm cho nở 

Bước 3: Hầm chân giò thuốc bắc

  • Cho thuốc bắc vào nồi hầm, sau đó thêm nước dừa xiêm và khoảng 150ml nước lọc, đun sôi.
  • Khi nước chuyển qua màu đỏ nâu, thêm chân giò vào và bắt đầu hầm.
  • Đun nhỏ lửa liên tục cho đến khi chân giò chín mềm, sau đó nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Thêm nấm đông cô và cà rốt vào nồi, đun cho đến khi chín.

Hầm chân giò thuốc bắc 

Bước 4: Thành phẩm

  • Món chân giò hầm thuốc bắc này rất bổ dưỡng và phù hợp cho cả những bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là khi cơ thể cần bổ sung dinh dưỡng.
  • Phần thịt chân giò sau khi chín phải có vị đặc trưng của thuốc bắc nhưng không quá nồng, thịt phải chín mềm, không bị nát.

Món chân giò hầm thuốc bắc  

Kết luận

Vậy là bạn đã biết cách nấu chân giò hầm thuốc bắc cực kỳ bổ dưỡng rồi phải không? Món chân giò hầm thuốc bắc không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết trên, bạn có thể tự tay nấu món ăn này cho gia đình mình thưởng thức.

Xem thêm:

Chia sẻ: